5 Công đoạn nghệ nhân chế tác lavabo gốm sứ nghệ thuật

Để chế tác hoàn thiện nên một chiếc lavabo gốm sứ nghệ thuật, người thợ làng nghề truyền thống có nhiều năm kinh nghiệm sẽ thực hiện tỉ mỉ từng công đoạn: Thấu đất (luyện đất), tạo kiểu dáng và trang trí hoa văn, phủ men, nung đốt.

I. Lavabo gốm sứ nghệ thuật là gì?

Lavabo gốm sứ nghệ thuật hay với tên gọi đúng nghĩa hơn là lavabo gốm sứ mỹ thuật. Đây là những chiếc chậu được nghệ nhân chuốt nặn tạo ra hình dạng và vẽ hoa văn trang trí thủ công, thổi “hồn nghệ thuật” độc đáo vào từng sản phẩm.

Lavabo gốm sứ nghệ thuật mang phong cách độc đáo
Lavabo gốm sứ nghệ thuật mang phong cách độc đáo

Ngoài công dụng dùng để rửa mặt, rửa tay hay vệ sinh cá nhân thì chức năng chính mà chậu sứ mỹ thuật mang lại là làm đẹp cho không gian nội thất. Thiết bị giúp định hình và thể hiện rõ nét phong cách kiến trúc cảnh quan phòng tắm mà gia chủ, nhà thiết kế hay kiến trúc sư mong muốn.

II. Quy trình chế tác lavabo gốm sứ nghệ thuật

Tương tự như các món đồ vật gốm sứ khác, quy trình sản xuất những chiếc lavabo gốm sứ nghệ thuật cũng bao gồm 5 công đoạn chính. Tùy vào trình độ, kinh nghiệm của người thợ và “bí quyết gia truyền” ở mỗi làng nghề nên sẽ có sự thay đổi nhỏ trong từng công đoạn chế tác, chất lượng sản phẩm vì đó cũng khác nhau.

1. Lựa chọn và xử lý đất (thấu đất)

Để làm ra một chiếc chậu tốt, bước đầu người thợ sẽ phải lựa chọn đất sét trắng cao lanh mềm dẻo, hạt mịn, không dính, có độ co ngót nhất định và khả năng chịu lửa cao.

Cao lanh (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp kaolin /kaɔlɛ̃/)[1] là một loại đất sét màu trắng, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như: Illit, montmorillonit, thạch anh… – Wikipedia.

Công đoạn lựa chọn và xử lý đất làm gốm sứ
Công đoạn lựa chọn và xử lý đất sét trắng cao lanh (thấu đất)

Bước tiếp theo, họ đem tưới nước rồi thái đi thái lại nhiều lần để làm cho đất trở nên dẻo mịn hơn. Sau đó, người thợ sẽ sử dụng thủ thuật để loại bỏ tạp chất trong đất và dùng chân nhào thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn.

2. Tạo hình dạng lavabo (chuốt gốm)

Có 3 phương pháp phổ biến được sử dụng để tạo hình dạng cho các món đồ vật bằng gốm sứ là: Tạo hình trên bàn xoay, tạo hình bằng khuôn và nặn đắp bằng tay. Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm bằng gốm sứ được tạo ra bằng sự kết hợp của cả 3 phương pháp kể trên.

Tạo hình dạng lavabo gốm sứ
Tạo hình dạng lavabo gốm sứ (chuốt gốm)

Tùy vào điểm đặc trưng hoặc kích thước của từng món đồ vật mà người thợ sẽ lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Ví dụ như những chiếc lavabo gốm sứ nghệ thuật này đây thì thông thường họ sẽ tạo hình dạng, kiểu dáng trên bàn xoay.

Tạo hình dạng lavabo gốm sứ nghệ thuật trên bàn xoay
Tạo hình dạng lavabo gốm sứ nghệ thuật trên bàn xoay

Đất sét trắng sau khi đã xử lý sẽ được người thợ đem chuốt ngắt từng đoạn rồi đặt giữa bàn xoay. Họ sử dụng chân đạp cho bàn xoay rồi dùng hai tay chuốt liên tục đến khi tạo ra sản phẩm có hình dạng mong muốn.

Người thợ sử dụng chân đạp bàn xoay rồi dùng hai tay để chuốt
Người thợ sử dụng chân đạp bàn xoay rồi dùng hai tay để chuốt

Bước tiếp theo, người thợ gốm sứ mang sản phẩm đã hoàn thiện kiểu dáng đi phơi khô dưới ánh sáng mặt trời. Những chiếc lavabo gốm sứ nghệ thuật được chế tác thủ công trên bàn xoay không có khuôn mẫu nhất định, độ dày/mỏng và kích thước lớn/nhỏ có sai lệch nhưng không đáng kể.

3. Trang trí hoa văn và họa tiết

Tương tự bước tạo hình dáng, công đoạn trang trí hoa văn cho sản phẩm cũng được thực hiện bằng một trong các phương pháp khác nhau như: Vẽ thủ công bằng tay, cắt gọt và khắc vạch, In hoa văn bằng khuôn. Những chiếc lavabo sứ mỹ thuật sau khi được tráng men rồi trang trí hoa văn được gọi là vẽ trên men, còn trang trí hoa văn trước rồi tráng men được gọi là vẽ dưới men.

a. Vẽ thủ công bằng tay

Phương pháp này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, sở hữu khối óc sáng tạo kết hợp với đôi bàn tay khéo léo để mang đến những nét vẽ hoa văn, họa tiết có “hồn” nghệ thuật sinh động, tinh tế, hòa hợp với kiểu dáng của chậu sứ.

Vẽ thủ công hoa văn trang trí cho chậu sứ mỹ thuật
Vẽ thủ công hoa văn trang trí cho chậu sứ mỹ thuật

b. Cắt gọt và khắc vạch

Những sản phẩm gốm sứ sau khi được chuốt sẽ đem phơi nắng cho đến khi đất se cứng lại, sau đó nghệ nhân sẽ tiến hành sửa, gọt và cạo nhẵn theo ý muốn. Tiếp đến, người thợ gốm sứ sẽ vẽ hoặc khắc vạch trực tiếp hoa văn, họa tiết lên xương gốm rồi đem nung.

Khắc vạch hoa văn trang trí cho lavabo gốm sứ nghệ thuật
Khắc vạch hoa văn trang trí cho lavabo gốm sứ nghệ thuật

c. In bằng khuôn đúc

Người thợ làng nghề sẽ dùng một cái khuôn cũng bằng chất liệu gốm có khắc hoa văn âm bản (rồng, phượng, hoa, lá…) rồi ép vào bề mặt của sản phẩm gốm sứ, sau đó tráng men và đem nung đốt. Phương pháp này có ưu điểm là mang lại sự đồng đều giữa những chiếc chậu sứ trong cùng một bộ sưu tập và còn rút ngắn được thời gian sản xuất hơn so với các phương pháp trên.

Khuôn đúc có khắc hoa văn âm bản dùng để ép vào bề mặt của sản phẩm gốm sứ
Khuôn đúc có khắc hoa văn âm bản dùng để ép vào bề mặt của sản phẩm gốm sứ

4. Tráng men

Tráng men có nhiều cách thức như: Phun men, dội men, nhúng men. Phổ biến nhất là cách thức láng men ngoài sản phẩm (kìm men) và khó nhất chính là cách thức quay men và đúc men.

Công đoạn tráng men cho lavabo gốm sứ nghệ thuật
Công đoạn tráng men cho lavabo gốm sứ nghệ thuật

Sau khi những chiếc lavabo gốm sứ nghệ thuật được trang trí xong thì chúng sẽ được nung qua rồi tiến hành tráng men. Bước sau cùng, người thợ gốm sứ xem xét kỹ từng sản phẩm có chỗ nào khuyết men thì bôi quệt men vào các vị trí ấy, công đoạn này được gọi là “sửa hàng men”.

5. Nung đốt

Đây là công đoạn cuối cùng và cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm sứ. Có nhiều loại lò được sử dụng để nung gốm sứ nhưng phổ biến vẫn là lò cóc, lò bầu và gần đây là lò hộp.

Chậu sứ làm từ đất sét trắng cao lanh có nhiệt độ nung từ 1280°C – 1350°C
Chậu sứ làm từ đất sét trắng cao lanh có nhiệt độ nung từ 1280°C – 1350°C

Tuỳ theo dạng lò nung và loại gốm sứ cụ thể mà thời gian nung cũng như nhiệt độ nung sẽ khác nhau. Ví dụ gốm đất sẽ nung ở nhiệt độ từ 600°C – 900°C hoặc gốm sành nâu từ 1100°C – 1200°C, còn như lavabo sứ mỹ thuật làm từ đất sét trắng cao lanh sẽ nung từ 1280°C – 1350°C.

Đây chính là quy trình cơ bản để chế tác ra một chiếc lavabo gốm sứ nghệ thuật mang phong cách mộc mạc và độc đáo, tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian nội thất theo xu hướng: Art, rustic, vintage, retro, natural, nostalgic, cottage & country… LYN Artistry cũng là cửa hàng kinh doanh, cung cấp các loại chậu rửa mặt bằng sứ thế này với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh cùng chính sách hậu mãi uy tín.

Sản phẩm phù hợp: