Gặp trường hợp bồn cầu bị tắc thì phải làm sao? Làm thế nào để xử lý đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà để đỡ tốn kém chi phí hơn khi gọi dịch vụ? Sau đây, LYN Artistry chia sẻ những nguyên nhân thường hay gặp và các giải pháp để khắc phục vấn đề bồn cầu bị tắc, nghẹt trong quá trình sử dụng.
Mục lục
- I. Nguyên nhân dẫn đến bồn cầu bị tắc nghẹt
- II. Dấu hiệu nhận biết bồn cầu bị tắc nghẹt
- III. Vậy khi bồn cầu bị tắc thì phải làm sao?
- 1. Sử dụng hỗn hợp baking soda và giấm
- 2. Dùng màng bọc thực phẩm và keo dính
- 3. Sử dụng áp lực nước tự nhiên
- 4. Dùng dụng cụ bơm thụt bồn cầu
- 5. Sử dụng hóa chất chuyên dụng
I. Nguyên nhân dẫn đến bồn cầu bị tắc nghẹt
Có trường hợp do lỗi kỹ thuật của thiết bị vệ sinh, đường ống xả thải và cũng có những nguyên nhân “không thể ngờ” rất thường hay gặp, dễ dàng để né tránh nhưng vì sự chủ quan hoặc thiếu ý thức của người sử dụng đã gây ra việc tắc nghẹt bồn cầu.
Những nguyên nhân đó là:
Bể phốt bị đầy sau nhiều năm sử dụng.
Nước cứng tích tụ ở bồn cầu hoặc đường ống xả chất thải.
Két của bồn cầu cạn nước nên không đủ áp lực để xả cho thông tắc.
Đường ống thoát từ bồn cầu xuống bể phốt bị bể, vỡ hoặc tắc nghẹt.
Sử dụng và vứt bỏ quá nhiều giấy vệ sinh vào bồn cầu trong khoảng thời gian ngắn.
Do sử dụng loại dung dịch tẩy rửa, sản phẩm hóa chất nào đó làm cho chất thải không tự phân hủy được.
Vô tình làm rơi hay cố ý vứt đồ dùng vệ sinh cá nhân (loại giấy khó tan trong nước, băng vệ sinh, đồ chơi trẻ em, giẻ lau,…) xuống bồn cầu.
II. Dấu hiệu nhận biết bồn cầu bị tắc nghẹt
Khi nhấn nút xả nhiều lần nhưng nước không thoát đi được hoặc thoát rất chậm thì có thể là do bồn cầu bị tắc nghẹt. Đồng thời, mặc dù đã xả nước bồn cầu sạch sẽ nhưng không gian nhà vệ sinh vẫn bốc mùi hôi cũng là một dấu hiệu để nhận biết vấn đề này.
Ngoài ra, khi nhấn xả nước mà nghe phát ra tiếng kêu ồng ộc hoặc có hiện tượng nước bắn phụt lên nắp bồn cầu, nước tràn ra ngoài sàn nhà đều là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy vấn đề tắc nghẹt bồn cầu nghiêm trọng.
III. Vậy khi bồn cầu bị tắc thì phải làm sao?
Chắc chắn rằng khi tình trạng bồn cầu bị tắc nghẽn quá nặng hoặc bạn không có thời gian thì giải pháp là gọi nhờ dịch vụ bên ngoài để xử lý. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm hay sau đây sẽ giúp bạn giải quyết được câu hỏi “bồn cầu bị tắc thì phải làm sao?” một cách đơn giản ngay tại nhà.
1. Sử dụng hỗn hợp baking soda và giấm
Baking soda khi hòa trộn với giấm có tính axit mạnh sẽ tạo ra phản ứng sủi bọt khí, làm tan biến các chất thải gây tắc nghẽn và giúp thoát nước hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 500g baking soda và 3 lít nước sôi.
Bước 2: Trộn baking soda với giấm vào ca đựng, khuấy đều hỗn hợp rồi đổ xuống bồn cầu.
Bước 3: Đợi khoảng 6 giờ hoặc để qua đêm cho hỗn hợp thấm dần và làm phân rã chất thải.
Bước 4: Tiến hành xả nước để làm sạch bồn cầu.
2. Dùng màng bọc thực phẩm và keo dính
Bọc màng thực phẩm quanh miệng bồn cầu thật kín và dán keo dính nhằm mục đích giữ không khí lại bên trong. Lúc này, khi nhấn xả thì mực nước dâng lên khiến không gian trong bồn cầu bị thu hẹp, không khí bị nén lại tạo áp suất đè xuống và kết hợp với sức nặng của dòng nước chảy sẽ giúp đẩy mạnh chất thải, di vật gây tắc nghẽn trôi xuống bể phốt.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Quấn kín màng bọc thực phẩm quanh miệng bồn cầu và dùng băng keo dính lại.
Bước 2: Nhấn xả nước và nếu thấy màng bọc bị phồng lên thì dùng tay đè để tạo áp lực khí dồn xuống mạnh hơn.
Bước 3: Xả nước thêm nhiều lần để đào thải chất thải sạch sẽ và tháo màng bọc ra.
3. Sử dụng áp lực nước tự nhiên
Nhấn nút xả đại trên bồn cầu cho lực nước mạnh hơn (thực hiện vài lần) hoặc có thể hứng đầy một xô nước rồi đổ thật mạnh vào lỗ bồn cầu, áp lực nước sẽ giúp đẩy tất cả chất thải và cặn bẩn trôi tuột xuống hầm cầu nhanh chóng.
Thông thường, nút xả 1/2 bể chứa được khuyến cáo sử dụng để xử lý chất thải lỏng vì lượng nước xả ra chỉ khoảng 3 lít mà thôi, tiết kiệm khá nhiều. Nút còn lại sử dụng để xử lý chất thải rắn, lượng nước xả ra khoảng 6 lít nước. – Kênh 14.
4. Dùng dụng cụ bơm thụt bồn cầu
Khi sử dụng, bơm thụt thông tắc bồn sẽ tạo ra sức nén từ luồng không khí có trong thân ống và dồn toàn bộ áp lực xuống miếng cao su đã hít kín lỗ bồn cầu, giúp ép sẽ đẩy chất thải đang nghẹt trôi tuột xuống bể chứa nhanh hơn.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định kích thước của vật làm tắc bồn cầu để chọn đầu cao su lớn hoặc nhỏ cho phù hợp.
Bước 2: Nhúng phần cao su của bơm thụt vào nước ấm để cao su mềm ra.
Bước 3: Đặt bơm thụt cao su vào bồn cầu sao cho phần đầu của nó nằm ở chính giữa lỗ thoát xả.
Bước 4: Một tay cầm phần đuôi của bơm, còn tay kia giữ giá đỡ và tiến hành kéo lên rồi đẩy xuống, lặp lại quá trình này vài lần như vậy.
5. Sử dụng hóa chất chuyên dụng
Trên thị trường có rất nhiều loại viên nén, dung dịch hoặc bột hóa chất dùng để thông tắc bồn cầu khác nhau. Trước khi quyết định sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ về công dụng, tác hại của loại hóa chất đó và đồng thời hãy yêu cầu tư vấn thông tin sản phẩm rõ ràng từ nơi bán.
Ở đây, chúng tôi sử dụng dung dịch thông cống. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đồ bảo hộ và găng tay để giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, an toàn cho sức khỏe.
Bước 2: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn dán của sản phẩm, đổ một lượng dung dịch nhất định vào bồn cầu.
Bước 3: Đợi khoảng 4 tiếng hoặc qua đêm (làm theo hướng dẫn) để hóa chất thấm vào chất thải và tự phân hủy.
Bước 4: Sau khi hết thời gian chờ đợi, tiến hành ấn nút xả và chà rửa, vệ sinh làm sạch lại bồn cầu.
Đó là những cách thức, giải pháp giúp xử lý vấn đề “Bồn cầu bị tắc thì phải làm sao?”. LYN Artistry mong rằng với chia sẽ như thế này sẽ giúp bạn giải quyết được những phiền toái, bực dọc khi gặp phải và mang đến không gian nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát.
Bài viết liên quan: